Ngày nay khi tỷ lệ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ càng tăng cao thì nhiều bố mẹ hết sức lo lắng khi thấy con có biểu hiện chậm nói. Tuy nhiên nhiều gia đình lại nghĩ rằng tự kỷ chậm nói và chậm nói đơn thuần là một, do đó định hướng hỗ trợ bé sai cách sẽ làm tình trạng của con không cải thiện cũng như có thể nghiêm trọng hơn.
Chậm nói là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự kỷ ở trẻ
Trẻ chậm nói có phải mắc tự kỷ không?
Trẻ chậm nói là một biểu hiện của tự kỷ, tuy nhiên những bé chậm nói có mắc tự kỷ hay không đó lại là một vấn đề riêng biệt. Trên thực tế theo nhiều nghiên cứu có tới ¼ trẻ bị chậm nói. Nhưng vẫn có nhiều bé phát triển bình thường và đạt được các mốc phát triển khác khi lên 2 tuổi.
Những trường hợp tự kỷ chậm nói và chậm nói đơn thuần đều có một vài biểu hiện giống nhau như: Đáp ứng nhu cầu của người lớn chậm, khả năng giao tiếp ngôn ngữ kém. Mặc dù vậy quá trình vận động và thể chất của bé lại bình thường, trẻ chậm nói đơn thuần vẫn giao tiếp tốt với người thân bằng ngôn ngữ không lời.
Mẹo nhận biết trẻ chậm nói đơn thuần
Tuy rằng chậm nói có thể là một dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ, nhưng không có nghĩa là trẻ chậm nói sẽ bị tự kỷ. Biểu hiện của bé chậm nói có nguy cơ cao mắc ASD:
- Không phát ra tiếng nói bập bẹ khi bé được 12 tháng tuổi.
- Khi được 12 tháng tuổi chưa biết chỉ ngón tay, không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp.
- Trẻ đủ 16 tháng tuổi nhưng chưa biết nói những từ đơn.
- Khi trẻ 24 tháng tuổi chưa nói được những câu 2 từ hoặc nói chưa rõ.
Bố mẹ muốn nhận biết được chính xác trẻ tự kỷ chậm nói và chậm nói đơn thuần, nên cho bé đi khám tại các cơ sở y tế để được các chuyên gia có chuyên môn chẩn đoán.
Cách nhận biết trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ chậm nói
Phân biệt rõ tự kỷ chậm nói hay chậm nói đơn thuần giúp bố mẹ có thể tìm biện pháp can thiệp sớm. Từ đó trẻ có cơ hội được phát triển như những em bé bình thường khác.
Biểu hiện bé chậm nói đơn thuần
- Trẻ thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp cho tới khi 18 tháng tuổi.
- Khi được 18 tháng tuổi không bắt chước được âm thanh.
- Gặp khó khăn khi hiểu các yêu cầu đơn giản của người lớn.
Khi bé bước sang giai đoạn 2 – 3 tuổi nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện sau thì nên cho con đi khám như:
- Chỉ biết thực hiện các hành động bắt chước, âm thanh mà không tự mình phát ra.
- Không tuân theo các chỉ dẫn đơn giản của cha mẹ và người xung quanh.
- Chỉ giao tiếp một số từ ngữ quen thuộc, lặp đi lặp lại với giọng nói khác thường hoặc phát âm khó nghe.
Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm nói ở trẻ như: Sinh non, nhẹ cân, sinh đa thai…
Biểu hiện của bé tự kỷ chậm nói
- Bé khi được 12 tháng tuổi nhưng chưa biết bập bẹ và không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của mọi người.
- Bé không nói được bất kỳ từ nào khi 16 tháng tuổi, lên 2 tuổi con không nói được câu nào gồm 2 từ.
- Giai đoạn 14 – 16 tháng tuổi một số kỹ năng ngôn ngữ trẻ đã có tự dưng biến mất, có thể xuất hiện sau sự kiện như: Sốt, ngã, sởi…
- Bé không hứng thú kết thêm bạn mới, bị lôi cuốn bởi đồ chơi và ít tiếp xúc ánh mắt.
- Khi được gọi tên bé không trả lời, không đòi bế cũng như người khác đụng vào người.
- Hay lặp đi lặp lại một động tác và cực kỳ nhạy cảm với một số mùi vị của thức ăn hay âm thanh.
Bố mẹ cần đồng hành cùng bé trong suốt quá trình phát triển
Bí kíp hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói
Nhằm cải thiện tình trạng trẻ tự kỷ chậm nói, bố mẹ hãy hỗ trợ con mỗi ngày theo các cách như:
- Dành nhiều thời gian để chơi với bé: Khi trẻ mới sinh ra, bố mẹ nên trò chuyện và chơi cùng trẻ thật nhiều. Ba mẹ có thể trò chuyện, hát hay làm các cử chỉ đơn giản để bé bắt chước.
- Khuyến khích, dạy trẻ nói: Khi bé lên 6 tháng tuổi hãy đọc sách, đọc truyện thiếu nhi đồng thời để bé nhìn sách và cho trẻ chạm vào. Hãy kể truyện dựa trên các bức tranh đó, giới thiệu cũng như gọi tên bức tranh.
- Trong tình huống thường ngày hãy khuyến khích trẻ nói: Hãy giải thích việc bạn đang làm để bé hình thành thói quen về hành động đó như: Giặt quần áo, rửa bát, quét nhà, con mèo…
Trường hợp trẻ tự kỷ nặng quý phụ huynh cần cho trẻ tới các cơ sở y tế khám để được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng của bé, bởi dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình trị liệu ở trẻ ASD.
Dr Milk Sensitive giải pháp cho trẻ tự kỷ chậm nói
Dr Milk Sensitive là sản phẩm sữa dưỡng giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết nhằm hỗ trợ trẻ tự kỷ từ nhẹ tới nặng. Bảo vệ màng tế bào thần kinh của trẻ, đồng thời cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ tự kỷ cũng như giúp trẻ có các hành vi tích cực. Bên cạnh đó sữa dưỡng Dr Milk Sensitive dễ dàng sử dụng, đem lại sự yên tâm cho phụ huynh tin dùng.
Trên đây là những thông tin mà Dr Milk Sensitive làm rõ về tự kỷ chậm nói và chậm nói đơn thuần. Bố mẹ còn có những thắc mắc gì về tình trạng này cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi qua Website: Drmilksensitive.com hoặc hotline: 0968.790.220 để được đội ngũ Dr Milk Sensitive hỗ trợ nhanh nhất.
Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.