ADHD – Tăng động giảm chú ý hiện nay không còn là hội chứng hiếm gặp hay xa lạ gì ở trẻ nhỏ. Biểu hiện đặc trưng ở tăng động giảm chú ý là sự thiếu tập trung và hiếu động quá mức. Nếu không được nhận diện và can thiệp kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hằng ngày của trẻ. Vậy trẻ mắc ADHD khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em là gì và biểu hiện như thế nào?
Tăng động giảm chú ý ở trẻ là một tình trạng rối loạn phát triển thần kinh, khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi, thiếu khả năng chú ý và thường xuyên có những hành động bốc đồng.
Biểu hiện đặc trưng ở trẻ mắc ADHD là sự thiếu chú ý và hiếu động quá mức
Tình trạng này có thể xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ và kéo dài cho đến khi lớn lên nếu không được điều trị. Mỗi trẻ mắc ADHD có thể sẽ có triệu chứng khác nhau và không phải lúc nào cũng dễ nhận biết. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình thường gặp ở trẻ:
- Mất tập trung
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý vào một công việc cụ thể, dễ bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh dù là rất nhỏ. Thường quên các bài tập, chỉ dẫn hoặc không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Hành vi tăng động
Trẻ có nhu cầu vận động cao, không thể ngồi yên một chỗ, leo trèo, đi lại hoặc nhảy nhót liên tục, ngay cả khi không có lý do. Hành vi này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và xáo trộn các hoạt động trong nhóm hoặc gia đình.
- Hành vi bốc đồng
Trẻ mắc ADHD kiềm chế hành vi và cảm xúc thường khó khăn. Trẻ dễ nổi nóng, cắt lời người khác, không thể kiên nhẫn và phản ứng quá mức trong các tình huống căng thẳng.
- Khó kiểm soát cảm xúc
Trẻ bị tăng động trong việc kiểm soát cảm xúc thường có xu hướng gặp khó khăn, dễ kích động và không để tự điều chỉnh trong nhiều tình huống.
Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ em
Xác định nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý là một vấn đề phức tạp, nó có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau gồm di truyền, thói quen sinh hoạt, môi trường sống của trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tình trạng trẻ mắc ADHD:
- Yếu tố di truyền
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tăng động giảm chú ý. Các nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình có người mắc ADHD, thì trẻ có khả năng cao hơn mắc phải tình trạng này. Gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, đặc biệt là các khu vực liên quan đến hành vi và sự chú ý.
Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ
- Môi trường sống
Môi trường trong gia đình và xã hội có thể tác động lớn đến sự phát triển của trẻ. Nếu sống trong môi trường căng thẳng thường xuyên, xung đột gia đình, thiếu đi sự chăm sóc và giáo dục đúng đắn sẽ rất dễ bị các rối loạn về hành vi.
Ngoài ra, tiếp xúc với các yếu tố kích thích quá mức như TV, trò chơi điện tử hoặc thực phẩm không lành mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hành vi của trẻ.
- Các yếu tố thai kỳ
Thói quen và tình trạng sức khỏe của mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ sinh ra từ người mẹ có nhiễm độc thai nghén, sử dụng rượu bia, chất kích thích có nguy cơ mắc ADHD cao hơn. Ngoài ra, sinh non, thiếu oxy cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nếu những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, sự phát triển cảm xúc và các mối quan hệ trong xã hội của trẻ, cha mẹ nên đưa con đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ đánh giá, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ.
Khi những biểu hiện gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ thì cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay
Trẻ mắc ADHD có thể sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời đúng cách.
Nếu con bạn đã được chẩn đoán và đang điều trị ADHD thì nên đưa con đi khám bác sĩ thường xuyên cho đến khi các triệu chứng được cải thiện phần lớn. Sau đó, sẽ tái khám 3 – 6 tháng một lần cho đến khi ổn định. Gọi ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc tăng lên.
Dr Milk Sensitive không chứa Casein, Gluten, đường nhân tạo, giúp hỗ trợ các nhu cầu về dinh dưỡng não bộ của trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý. Tự hào không những mang lại giá trị về dinh dưỡng mà Dr Milk Sensitive còn có 3 cơ chế tác động chuyên biệt giúp hỗ trợ giảm các hành vi, điều hòa giấc ngủ, tăng cường chức năng não bộ và hỗ trợ bảo vệ các tế bào thần kinh.
Dr Milk Sensitive – sản phẩm sữa chuyên biệt dành riêng cho trẻ đặc biệt
Trên đây là toàn bộ thông tin Dr Milk Sensitive muốn gửi tới các bạn. Hy vọng, qua đây sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức bỏ túi về tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Nếu quý phụ huynh cần tham khảo chi tiết về sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ mắc ADHD vui lòng liên hệ qua HOTLINE 0968.790.220 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được tư vấn.
Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.