Đây có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều bậc cha mẹ. Có nhiều phụ huynh đang gặp vấn đề trong việc đánh giá tình trạng chậm nói ở trẻ. Để cha mẹ nắm rõ hơn, bài viết dưới đây Dr Milk Sensitive sẽ gửi tới các bạn dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói.
Định nghĩa trẻ chậm nói
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ được coi là dạng chậm phát triển phổ biến nhất, nó thường gặp hơn so với các dạng chậm phát triển khác.
Trẻ chậm nói là một biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ
Trong đó, lời nói được coi là một phương tiện giao tiếp, thể hiện bằng hình thức âm thanh. Thành phần chính của lời nói gồm 3 phần là phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Trẻ phát âm nhưng người khác không hiểu đó là sự xuất hiện của rối loạn lời nói. Chẳng hạn như trẻ bị nói ngọng, nói lắp.
Trẻ được coi là chậm nói khi ngôn ngữ phát triển theo đúng trình tự nhưng tốc độ lại chậm hơn so với bình thường.
Dấu hiệu của trẻ chậm nói
Ở trẻ chậm nói thường xuất hiện một số biểu hiện sau:
Ở những trẻ từ 3 – 4 tháng:
- Khi có những tiếng động mạnh trẻ không có phản ứng gì hết.
- Những âm thanh gừ gừ không phát ra.
- Có thể phát ra tiếng gừ gừ nhưng không biết bắt chước âm thanh khác.
Ở những trẻ 7 tháng tuổi: Khi có các tiếng động không xuất hiện phản ứng.
Trẻ chậm nói thường có vốn từ hạn hẹp và không thể phát âm quá nhiều từ dài cùng một lúc
Đối với trẻ 12 tháng tuổi:
- Không thích giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng cử chỉ, âm thanh hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó.
- Không biết nói dù là những từ đơn giản như mẹ hoặc bà.
- Không biết làm các động tác thông thường, cơ bản như vẫy tay chào tạm biệt, chỉ tay, lắc đầu để nói không.
- Khi được gọi tên trẻ thường không có phản ứng.
- Thường không màng tới mọi thứ xung quanh.
Khi trẻ 15 tháng tuổi:
- Không phản ứng và không hiểu các từ như không, ngồi dậy,…
- Không nói được bất cứ từ nào.
- Không chỉ vào đồ vật được hỏi.
- Không bao giờ chỉ vào vật mình thích để đòi bạn.
Khi trẻ được 18 tháng tuổi:
- Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể khi được yêu cầu như mắt, mũi, đầu,…
- Không thể nói được dài quá 6 từ.
- Không thể giao tiếp bằng cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ.
- Các mệnh lệnh đơn giản nhưng trẻ vẫn không hiểu được
- Không đáp lời bằng lời nói cũng như hành động khi được yêu cầu một việc gì đó.
Trẻ từ 19 – 23 tháng: Hạn chế khả năng tiếp thu từ mới.
Trẻ chậm nói thường nói lắp bắp, không rõ ràng
Ở trẻ 2 tuổi:
- Không thể nói quá 15 từ, chỉ có thể nhắc lại lời của người khác chứ không thể tự nói ra.
- Khi được chỉ dẫn hay câu có câu hỏi dài trẻ thường không hiểu.
- Không thể tự chơi một mình.
- Đôi lúc không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.
Ở trẻ 3 – 4 tuổi:
- Không thể ghép các từ thành câu ngắn và không biết sử dụng đại từ nhân xưng.
- Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi, mặc dù đó là câu ngắn.
- Lời nói không rõ ràng, khiến mọi người xung quanh không thể hiểu được.
- Thường xuyên nói lắp bắp và có vẻ mặt nhăn nhó khi nói.
- Không bao giờ tự đặt câu hỏi.
- Ít hoặc thậm chí là không quan tâm đến sách, truyện.
- Luôn phải có người nhà bên cạnh.
- Giọng nói thường khác lạ so với trẻ cùng tuổi.
- Chưa sử dụng và phát âm thành thục các phụ âm.
- Chưa hiểu được khái niệm “khác nhau” và “giống nhau”.
Nguyên nhân trẻ chậm nói
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng chậm nói ở trẻ em. Sau đây, Dr Milk Sensitive sẽ liệt kê một vài nguyên nhân thường gặp ở trẻ chậm nói như:
- Các vấn đề về cấu trúc của miệng: Các khiếm khuyết ở vòm miệng, dính thắng lưỡi.
- Ảnh hưởng bởi các vấn đề thính giác như viêm mạn tính, viêm tai giữa, các bệnh lý liên quan đến thính giác,…
- Thiếu đi sự tương tác ngôn ngữ giữa cha mẹ và các thành viên trong gia đình.
Để chẩn đoán được nguyên nhân trẻ chậm nói cần phải dựa vào các yếu tố như: Sự phát triển về ngôn ngữ, vận động, nhận thức hành vi, sự tương tác cũng như cách thức chơi, hoạt động hằng ngày của trẻ. Ngoài ra, trẻ nên được thăm khám và theo dõi bởi các chuyên gia để được đánh giá chính xác nhất.
Dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ, đối với trẻ chậm nói cũng vậy.
Sữa dinh dưỡng dành riêng cho trẻ chậm nói, rối loạn phát triển
Dr Milk Sensitive với công thức và thành phần riêng biệt giúp hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ chậm nói. Nhờ sự kết hợp đặc hiệu của 3 chất Omega 3 – 6, DHA, Phosphatdityll serine giúp hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ, tăng tập trung ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ và tăng cường nhận thức. Ngoài ra, sản phẩm sữa chuyên biệt này không chứa Gluten, Casein, đường nhân tạo, tuyệt đối an toàn với người sử dụng.
Để có thể chăm sóc và giúp trẻ phát triển tốt nhất thì việc nắm rõ về tình trạng của con là vô cùng cần thiết. Hy vọng, qua bài viết ở trên cha mẹ đã có cái nhìn sơ bộ về tình trạng chậm nói ở trẻ. Dr Milk Sensitive là sản phẩm sữa chuyên biệt dành cho trẻ chậm nói. Nếu bạn cần tham khảo chi tiết vui lòng liên hệ qua HOTLINE 0968.790.220 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được hỗ trợ kịp thời.
Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.