Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển ở những mức độ khác nhau, biểu hiện chung của ASD là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp, hành vi bất thường. Bên cạnh đó bé cũng xuất hiện những rối loạn kèm theo khi bị tự kỷ. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý phụ huynh nắm rõ hơn những rối loạn kèm theo này.
Trẻ thường có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn giữa tự kỷ và các rối loạn đi kèm
Rối loạn đi kèm tự kỷ ở trẻ thường gặp
Bé mắc tự kỷ thường có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm thần, thể chất. Một số rối loạn kèm theo khi bị tự kỷ hay gặp ở trẻ nhất như:
- ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý): Đây là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi sự kém tập trung, trẻ hiếu động thái quá hay bốc đồng.
Các rối loạn đi kèm khác khi trẻ bị tự kỷ
- Rối loạn trầm cảm: Đây là một rối loạn phổ biến bởi các cảm giác buồn bã, mất hứng thú với xung quanh, trẻ bị thay đổi giấc ngủ hay các vấn đề về lòng tự trọng.
- Vấn đề về hệ tiêu hoá: Một số vấn đề về hệ tiêu hoá mà bé thường gặp như: táo bón, tiêu chảy, đau bụng…
- Rối loạn di truyền: Bé mắc tự kỷ có nguy cơ cao mắc một số rối loạn di truyền gồm: hội chứng X dễ gãy, hội chứng Down, bệnh u sợi thần kinh loại I…
Rối loạn kèm theo có biểu hiện khác ở bé trai và gái không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bé gái mắc tự kỷ thường có nhiều rối loạn kèm theo hơn bé trai. Bé gái mắc ASD có nguy cơ bị rối loạn lo âu cao gấp 2,2 lần so với bé trai. Tuy vậy cha mẹ cũng cần nhớ rằng có những yếu tố sai lệch trong quá trình chẩn đoán, ASD có biểu hiện khác nhau ở trẻ gái và trai, dẫn tới chẩn đoán muộn hoặc sai cho bé.
Ảnh hưởng của các rối loạn đi kèm khi trẻ bị tự kỷ
Tần suất xuất hiện các rối loạn kèm theo khi bị tự kỷ ở trẻ rất khác nhau, tùy thuộc vào rối loạn và độ tuổi của bé. Phần lớn trẻ mắc chứng tự kỷ có ít nhất một rối loạn kèm theo và tỷ lệ trẻ mắc rối loạn tâm thần khi bị tự kỷ cao hơn người lớn. Sau đây là một số thống kê về tần suất xuất hiện các rối loạn kèm theo khi bị tự kỷ ở trẻ em
Các rối loạn đi kèm | Trẻ mẫu giáo | Trẻ trong độ tuổi đi học | Thanh thiếu niên |
ADHD | 20,4% | 21% | 7,3% |
Rối loạn lo âu | 0,4% | 10,6% | 21,8% |
Rối loạn chống đối | – | 3,6% | – |
Rối loạn khí sắc | – | 2% | 7,3% |
Rối loạn Tic | – | 2% | 5,4% |
Rối loạn ăn uống | – | 2% | 1,8% |
Các rối loạn khác | – | 1% | 1,8% |
5 Rối loạn kèm theo khi trẻ bị tự kỷ
Trên thực tế các triệu chứng đi kèm có thể xảy ra ở trẻ tự kỷ nhiều hơn so với những em bé bình thường, do đó việc nhận biết các rối loạn này rất quan trọng. Đây có thể là nguyên nhân gây các biểu hiện của tự kỷ, nghiêm trọng hơn là gây khó khăn trong quá trình can thiệp cũng như điều trị cho trẻ.
Tự kỷ và ADHD: Nghiên cứu cho thấy ADHD là một trong những rối loạn kèm theo phổ biến nhất ở trẻ mắc tự kỷ. Với tỷ lệ 40 – 70% những bé tự kỷ gặp rối ADHD, gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán do những đặc điểm của ADHD làm mờ đi các dấu hiệu của tự kỷ ở trẻ. Điều trị những bé mắc tự kỷ kèm theo ADHD có thể dùng thuốc hoặc phối hợp. Việc điều trị sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trạng trẻ và môi trường xung quanh.
Tự kỷ và rối loạn lo âu: Có khoảng 40% trẻ và thanh thiếu niên tự kỷ mắc rối loạn lo âu, biểu hiện của tình trạng này dưới dạng khó ngủ, tự làm đau bản thân, khăng khăng giữ nguyên thói quen, kém phản ứng… Một trong những rối loạn lo âu phổ biến nhất chính là ám ảnh xã hội và ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Mối liên quan giữa tự kỷ và rối loạn lo âu
Tự kỷ và rối loạn động kinh: Các cơn động kinh nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể tác động tiêu cực tới não bộ đang phát triển của bé. Nếu không được điều trị kịp thời, hành vi xã hội của trẻ không được cải thiện, có thể dẫn tới tình trạng trẻ mắc rối loạn ASD.
Tự kỷ và khuyết tật trí tuệ: Khuyết tật trí tuệ là tình trạng đặc trưng bởi chức năng nhận thức dưới mức trung bình và bé hạn chế trong các kỹ năng giao tiếp, thích ứng với môi trường xung quanh.
Tự kỷ và hạn chế ARFID: ARFID là rối loạn ăn uống mà bé hạn chế đáng kể lượng thức ăn hoặc loại thực phẩm trẻ tiêu thụ.
Dr milk sensitive – Sữa dinh dưỡng cho trẻ ASD, ADHD
Dr milk sensitive dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ với 3 tác động: hỗ trợ tăng cường nhận thức, điều hoà giấc ngủ và tăng cường sức khỏe thần kinh.
Tác động 1: Hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ: Cùng với sự kết hợp của bộ 3 DHA, omega, phosphatidylserine giúp cải thiện sự phát triển não bộ, duy trì sức khoẻ tổng thể của hệ thần kinh và giảm tình trạng viêm.
Dr milk sensitive với bộ 3 hoàn hảo giúp bảo vệ tế bào thần kinh
Tác động 2: Hỗ trợ giảm các hành vi: Sự kết hợp của bộ 3 Gaba, lactium, probiotic giúp nuôi dưỡng não bộ, giảm căng thẳng và lo âu cho trẻ.
Tác động 3: Hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh: Bộ 3 MFGM, L – Carnitine, Choline giúp bảo vệ màng não chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn.
Trên đây là những thông tin mà Dr milk sensitive gửi đến quý bố mẹ về các rối loạn kèm theo khi bị tự kỷ ở trẻ em. Nếu bố mẹ cần tư vấn thêm về sữa dưỡng bổ não hãy truy cập website: Drmilksensitive.com hoặc hotline: 0968.790.220 để được Dr milk sensitive hỗ trợ nhanh nhất.
Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.