Nhận biết sớm trẻ tăng động giảm chú ý bằng cách nào?

Trẻ còn nhỏ thường hay hiếu động và khó có thể ngồi yên một chỗ. Nhưng nếu việc nghịch ngợm, hiếu động quá mức kiểm soát, thì đó có thể là dấu hiệu của trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết sớm trẻ tăng động giảm chú ý? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Dr Milk Sensitive để biết rõ hơn nhé!

Tổng quan về trẻ tăng động giảm chú ý ADHD

Rối loạn tăng động giảm chú ý là bệnh mạn tính, nó gây ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và thường tiếp diễn cho đến tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm sự kết hợp của nhiều vấn đề mang tính chất bền vững như duy trì khả năng tập trung, các hành vi bốc đồng và hiếu động quá mức.

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ tăng động giảm chú ý sẽ được cải thiện về mặt sức khỏe đáng kể

Trẻ em mắc hội chứng tăng động giảm chú ý cũng có thể phải vật lộn với việc gặp rắc rối trong mối quan hệ xã hội, lòng tự trọng thấp và thành tích học tập kém ở trường. Các triệu chứng đôi khi sẽ được giảm dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, một số người không bao giờ chữa khỏi được mà chỉ có thể giảm nhẹ các triệu chứng.

Mặc dù việc điều trị không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ được thuyên giảm nhờ thuốc và các can thiệp hành vi, tâm lý của con người. Việc nhận biết sớm trẻ tăng động giảm chú ý và được điều trị kịp thời sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Cách nhận biết sớm trẻ tăng động giảm chú ý ADHD

Trẻ tăng động biểu hiện từ rất sớm, có thể xuất hiện từ khi trẻ còn rất nhỏ, rất dễ gây nhầm lẫn với biểu hiện của trẻ hiếu động đơn thuần. Vì vậy, để nhận biết sớm trẻ tăng động giảm chú ý cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Hiếu động quá mức

Ở những trẻ tăng động luôn có một nguồn năng lượng vô tận, trẻ luôn ngọ nguậy tay chân, hoạt động liên tục, không thể ngồi yên một chỗ và không biết mệt mỏi. Trẻ có thể leo trèo khắp nơi, lan can đến bàn ghế, cửa sổ, chúng thường không quan tâm đến lời nhắc nhở của người lớn và chẳng sợ nguy hiểm.

Trẻ mắc ADHD thường hiếu động quá mức và khó kiểm soát hành vi

Hành vi hấp tấp

Trẻ thường hành động mà không hề suy nghĩ, nóng vội, hấp tấp và bất cẩn trong mọi việc. Trẻ khó khăn khi chờ đợi đến lượt mình, thích phá đám, chen ngang vào các hoạt động mình không tham gia và thường trả lời trước khi người khác chưa đặt câu hỏi xong.

Khó kiềm chế cảm xúc và hay nổi nóng

Trẻ khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân, dễ nóng giận và có các hành động vượt quá giới hạn như la hét, xô xát đánh bạn, giật tóc, thậm chí có thể cào cấu cả người lớn.

Giảm chú ý, thiếu tập trung

  • Trẻ rất dễ bị phân tâm, thích thú với nhiều thứ xung quanh nhưng lại không giữ được lâu, nhanh chóng đổi sang thích cái khác.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, đôi khi không thể kiên trì nổi và bỏ dở giữa chừng.
  • Chỉ cần một đồ vật nhỏ hay một tiếng động nhỏ cũng có thể làm trẻ phân tâm khi học tập.
  • Trẻ không chú ý lắng nghe những gì người khác nói nên không thể nhắc lại, ngay cả khi trẻ đang nói chuyện trực tiếp với người khác.

Khả năng ghi nhớ kém

Trẻ tăng động cũng rất thông minh, tuy nhiên chính sự giảm chú ý làm cho trẻ thường xuyên quên các bài tập và công việc thường ngày, không nhớ được các bài học, dễ mắc lỗi, mất đồ.

Khả năng ghi nhớ kém khiến trẻ mắc ADHD khó khăn trong việc học tập

Chậm phát triển ngôn ngữ, thiếu khả năng thích nghi

  • Trẻ có thể nói rất nhiều trong giai đoạn đầu nhưng càng về sau sẽ càng chậm lại. Việc diễn đạt bằng lời nói càng trở lên khó khăn, nói ngọng và không rõ từ.
  • Trẻ gặp khó khăn khi phải làm quen với những thay đổi dù rất nhỏ như đi ngủ đúng giờ. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy tức giận, khó chịu và có hành vi chống đối lại.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ADHD

Ngoài việc nhận biết sớm trẻ tăng động giảm chú ý thì nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ADHD cũng là vấn đề mà cha mẹ không nên bỏ qua.

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tăng động giảm chú. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và chỉ ra một số yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của hội chứng tăng động giảm chú ý gồm:

  • Di truyền.
  • Mẹ có tiền sử sử dụng ma túy, hút thuốc, uống rượu trong thai kỳ.
  • Sinh non.

Nếu trẻ được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ vẫn có nhiều cơ hội cải thiện, thích nghi và sống tự lập. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ tăng động giảm chú ý.

Bổ sung dinh dưỡng kịp thời – giúp trẻ phát triển hoàn thiện

Dr Milk Sensitive – nguồn dinh dưỡng chuyên biệt dành cho trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, chậm nói, tự kỷ với 3 cơ chế tác động tuyệt vời:

  • Hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ: Tăng tập trung trí nhớ, tăng cường nhận thức, phát triển ngôn ngữ.
  • Hỗ trợ giảm các hành vi: Hiếu động quá mức, bốc đồng, phấn khích, điều hòa giấc ngủ.
  • Hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh: Chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe thần kinh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Dr Milk Sensitive muốn chia sẻ với mọi người. Mong rằng, qua đây cha mẹ có thể nhận biết sớm trẻ tăng động giảm chú ý. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn và hiểu rõ hơn về sản phẩm sữa dinh dưỡng chuyên biệt vui lòng liên hệ qua HOTLINE 0968.790.220 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để xem chi tiết. 

Dược Sỹ Đại Học

Duyên Phạm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.

X Image 1