Giao tiếp là quá trình gửi thông tin và đáp ứng lại có sự trao đổi giữa hai người. Có hai hình thức giao tiếp đó là bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Tuy nhiên với những bé có khiếm khuyết về não bộ việc giao tiếp sẽ hạn chế, đặc biệt là những trẻ mắc ASD. Do đó Dr Milk Sensitive sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn những khó khăn trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, để từ đó bố mẹ có thể thấu hiểu và giúp đỡ.
Những trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp
Cách trẻ tự kỷ giao tiếp
Giao tiếp là hướng tới người khác gồm những khả năng như: Tập trung chú ý bằng nhìn, lắng nghe người khác nói, bắt chước hành động, hiểu lời nói… Bố mẹ cần phải hiểu được cách trẻ ASD giao tiếp để có thể đồng hành cùng bé, do vậy muốn con đáp ứng giao tiếp cha mẹ có thể sử dụng một vài mẹo sau:
- Lên danh sách những đồ vật bé thích và chiều theo sự dẫn dắt của trẻ.
- Gọi tên những đồ vật bé muốn hoặc trẻ nhìn thấy.
- Đưa cho trẻ ảnh, biểu tượng hoặc ký hiệu cái mà bé muốn.
- Cho bé cơ hội lựa chọn đồ vật, điều mình thích.
- Khen bé khi có bất kỳ một dấu hiệu giao tiếp nào.
- Tạo ra cho bé những cơ hội để trẻ giao tiếp trong khi học hoặc chơi với những em bé khác.
Những khó khăn trong giao tiếp của trẻ tự kỷ (ASD)
Khó khăn trong giao tiếp của trẻ tự kỷ phải đối mặt rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là cách thể hiện ý muốn của mình bằng lời nói hay hành vi. Trẻ ASD cũng kéo theo rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ việc này dẫn tới khi bố mẹ hay người xung quanh giao tiếp với trẻ gặp nhiều trở ngại như:
Thờ ơ, không quan tâm người đối diện, thích chơi một mình: Trẻ làm cho người khác khó tiếp xúc và tiếp tục câu chuyện cùng bé. Bên cạnh đó đôi khi trẻ né tránh bằng cách sợ hãi, chán ghét mọi người dẫn tới quá trình tương tác không đạt hiệu quả.
Trẻ ASD thích chơi một mình và những nơi yên tĩnh
Hành vi kỳ lạ, bất thường: Bé có thể ngồi lắc lư, đong đưa, bật tắt đèn liên tục… Nhiều ý kiến cho rằng đây là do việc bố mẹ dạy dỗ không tới nơi tới chốn dẫn tới bé bị hư và khó bảo. Nhưng đây có thể là một biểu hiện cho thấy trẻ đang mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, vì vậy hãy cân nhắc việc đưa bé đi khác nếu thấy những dấu hiệu này.
Chậm nói: Có những trường hợp trẻ tới 10 tuổi mà vẫn chưa nói được. Với những trẻ tự kỷ thường có xu hướng nói lắp, lặp từ, nói những từ đơn và phát âm không chuẩn. Bởi chính những trẻ mắc ASD cũng không biết bản thân đang nói gì và có thể làm cho người nghe ức chế, khó chịu.
Chậm hiểu và khó khăn trong nhận thức: Với một câu hỏi như “Cháu ăn cơm chưa?” nhưng trẻ phải mất tới vài phút để hiểu cũng như tìm ra câu trả lời hoặc không trả lời được.
Bình thường những trẻ tự kỷ có xu hướng muốn một mình, yên tĩnh nhưng lại có một số lúc bé trở nên tăng động, chạy vòng vòng quanh nhà, la hét, gào khóc…
Lưu ý khi giao tiếp với trẻ tự kỷ
Những trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ là những bé “Đặc biệt” do đó trong suốt quá trình hình thành và phát triển của con không thể nào thiếu những khó khăn. Mặc dù không thể loại bỏ hết những khó khăn trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, nhưng nếu được áp dụng biện pháp phù hợp thì hoàn toàn có thể giảm tải những khó khăn này.
Vậy bố mẹ cần làm những gì để xây dựng cuộc sống thoải mái, an toàn và tích cực giúp giảm tải các khó khăn này trong giao tiếp.
Quan sát, nắm bắt những khó khăn của bé đang gặp phải, qua đó có thể lên phương án nhằm hỗ trợ trẻ đúng cách giúp nâng cao khả năng giao tiếp.
Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
Tạo cho bé môi trường giao tiếp thoải mái, phù hợp nhất đặc biệt là không gian phòng khách và phòng ngủ. Những bé tự kỷ hầu hết đều gặp các vấn đề về sự nhạy cảm quá mức ở các giác quan, đây chính là lý do phòng khách và phòng ngủ được ưu tiên. Với phòng khách bố mẹ nên sơn tường với tone nhẹ nhàng và có rèm cửa sổ, còn phòng ngủ hãy xây cách âm, có lót thảm.
Dùng vật dụng hỗ trợ trẻ như: Tai nghe, miếng che mắt để giúp trẻ có giấc ngủ chất lượng hơn. Khi trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sâu mức độ tỉnh táo của trẻ tăng đồng thời sẽ cảm thấy thoải mái trong ngày hôm sau.
Sữa dưỡng bổ não cho trẻ ASD giúp tăng cường chức năng não bộ
Dr Milk Sensitive bí kíp được các chuyên gia khuyên dùng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng gặp khó khăn trong giao tiếp của trẻ tự kỷ. Khi bố mẹ kết hợp đồng thời sữa dưỡng bổ não Dr Milk Sensitive cùng các phương pháp điều trị có thể giúp tình trạng của bé cải thiện đáng kể, đồng thời hệ tiêu hoá giảm thiểu các tình trạng tiêu chảy, táo bón.
Bài viết này giúp bố mẹ hiểu được những khó khăn trong giao tiếp của trẻ tự kỷ. Nếu bố mẹ cần tư vấn thêm về sữa dưỡng Dr Milk Sensitive để bổ sung dưỡng chất quan trọng cho trẻ hãy truy cập website: Drmilksensitive.com hoặc hotline: 0968.790.220 Dr Milk Sensitive luôn sẵn lòng hỗ trợ bố.
Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.