Tăng động giảm chú ý là tình trạng sức khỏe tâm thần bị rối loạn, gây ra các hành vi hiếu động và bốc đồng bất thường. Kèm theo đó là sự khó khăn trong việc tập trung chú ý hoặc không thể ngồi yên. Có thể đánh giá tăng động giảm chú ý thông qua các triệu chứng của trẻ và thu thập thông tin từ phía người lớn để chẩn đoán.
Nên đánh giá tăng động giảm chú ý ở độ tuổi nào?
Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa đều cho rằng rất khó để chắc chắn rằng một đứa trẻ khoảng 6 – 7 tuổi có bị tăng động giảm chú ý hay không. Bởi lẽ, có nhiều biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý như hành động bốc đồng hay thời gian chú ý ngắn là bình thường ở trẻ mẫu giáo và nó cũng thay đổi nhanh chóng trong giai đoạn này.
Nên đánh giá tăng động giảm chú ý ở trẻ khi có biểu hiện rối loạn bất thường, kể cả khi còn nhỏ
Nhưng nếu có nghi ngờ con đang có dấu hiệu của những rối loạn bất thường, cha mẹ hoàn toàn có thể hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Tiến hành đánh giá tăng động giảm chú ý ở trẻ ngay cả khi con vẫn đang học mẫu giáo. Đặc biệt là ở những trẻ thiếu tập trung trong học tập, dẫn đến kết quả học tập không có tiến bộ.
Hiện nay, các chuyên gia ngày càng chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng này, mang lại lợi ích điều trị sớm cho trẻ. Mặc dù, những trẻ dưới 6 tuổi hầu như không thích hợp dùng thuốc, nhưng một số liệu pháp điều chỉnh hành vi nhất định có thể giúp ích rất nhiều cho trẻ.
Thời gian và chi phí đánh giá
Không có bất cứ một tiêu chuẩn chính xác nào có thể đánh giá tăng động giảm chú ý ở trẻ. Thực tế, có rất nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý nhưng không có nghĩa là trẻ bị tăng động giảm chú ý. ADHD rất dễ bị chẩn đoán nhầm với lo âu, trầm cảm và khuyết tật học tập. Khoảng 1/3 số trẻ tăng động giảm chú ý đồng thời mắc các vấn đề khác như chậm nói, ngôn ngữ kém.
Theo các chuyên gia, quá trình đánh giá chính xác phải diễn ra trong ít nhất 3 giờ đồng hồ. Các triệu chứng của ADHD không phải lúc nào cũng rõ ràng trong mọi tình huống hoặc thời điểm ngẫu nhiên. Vì vậy, điều quan trọng là trong khi đánh giá phải quan sát ở các môi trường khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo các chuyên gia, thời gian để đánh giá một trẻ có mắc ADHD hay không cần ít nhất 3 giờ
Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận, kết hợp với những thông tin từ người nhà cung cấp để đưa ra kết luận chính xác.
Chi phí đánh giá tăng động giảm chú ý không rẻ và hiếm khi được bảo hiểm chi trả. Mặc dù, chi phí có thể chênh lệch tùy thuộc vào các cơ sở khác nhau nhưng trung bình khoảng 11 – 12 triệu VNĐ. Cần lưu ý rằng, những bác sĩ khám sức khỏe thông thường không phải là bác sĩ chuyên khoa. Do đó, cha mẹ cần trả thêm phí khám và tư vấn chuyên khoa về lĩnh vực này.
Các bước đánh giá tăng động giảm chú ý
Dưới đây là tóm tắt các bước cơ bản đánh giá tăng động giảm chú ý:
Bước 1: Tìm hiểu về tiền sử cá nhân, gia đình và y tế
Khi bắt đầu, bác sĩ sẽ hỏi người nhà hoặc yêu cầu điền phiếu thông tin về tiền sử sức khỏe của trẻ và gia đình. Rối loạn tăng động giảm chú ý thường xảy ra trong những gia đình từng có người mắc hội chứng này.
Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu xem trẻ đã có những biểu hiện của ADHD trong bao lâu (rõ ràng nhất là kéo dài trên 6 tháng). Có thường biểu hiện trong nhiều môi trường khác nhau hay không, chẳng hạn như ở nhà, ở trường, nơi có nhiều người lạ.
Bước 2: Phỏng vấn, nói chuyện cùng trẻ
Bác sĩ sẽ tiếp xúc, nói chuyện với trẻ cả khi có mặt bố mẹ và chỉ có mình trẻ trong phòng. Đôi khi, trẻ em sẽ cảm thấy thoải mái chia sẻ hơn khi không có bố mẹ. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi thêm một số thông tin như môn học yêu thích ở trường của trẻ là gì, cảm thấy không thích điều gì không và tại sao… Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà thang đánh giá sẽ xác định mức độ phát triển hoặc những khó khăn.
Một trong các bước đánh giá tăng động giảm chú ý là phỏng vấn và chơi cùng trẻ
Bác sĩ cũng sẽ quan sát xem trẻ có bồn chồn, giảm chú ý đến bác sĩ (người phỏng vấn) không, không ngồi yên một chỗ. Tổng bài đánh giá của trẻ có thể sẽ được chia thành 2 lần, mỗi lần kéo dài 60 phút.
Bước 3: Phỏng vấn phụ huynh
Bác sĩ hoặc chuyên gia có thể sẽ bắt đầu phỏng vấn phụ huynh cùng với con để hiểu cách gia đình tương tác, dạy con. Sau đó, tiếp tục nói chuyện riêng với người nhà. Khi không có trẻ ở đó, người nhà có thể nói về những lo lắng và thất vọng của mình về việc con không chú ý, hoạt động không ngừng nghỉ, không làm bài tập hoặc việc nhà…
Người phỏng vấn sẽ muốn biết về cuộc sống hằng ngày và phong cách nuôi dạy con cái của bạn, thời gian trẻ làm bài tập ở nhà và trong bối cảnh nào, độ hòa đồng của con với những trẻ chơi cùng,…
Bước 4: Phỏng vấn giáo viên
Nếu con đang đi học, bác sĩ sẽ yêu cầu giáo viên điền thang điểm đánh giá hành vi và phỏng vấn trực tiếp trong nửa giờ, hỏi về những điều như: Trẻ có khó khăn khi phải chờ đến lượt mình không, dường như không lắng nghe khi giáo viên nói hay có thường xuyên rời khỏi chỗ ngồi khi chưa được cho phép không.
Bước 5: Khám sức khỏe toàn diện
Khám sức khỏe toàn diện cho trẻ để loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra những triệu chứng tương tự như các vấn đề về thị lực, thính giác.
Dr Milk Sensitive – sản phẩm chuyên biệt, cha mẹ an tâm
Dr Milk Sensitive được biết đến là dòng sữa chuyên biệt, dành cho những trẻ đang gặp vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý, chậm nói, tự kỷ. Với bảng thành phần đa dạng, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt, sự kết hợp những nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới mang lại tác động ưu việt cho trẻ.
Hy vọng, với những chia sẻ ở bài viết trên Dr Milk Sensitive đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá tăng động giảm chú ý ở trẻ. Phụ huynh muốn tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm sữa chuyên biệt vui lòng vui lòng liên hệ qua HOTLINE 0968.790.220 hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được tư vấn.
Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.