Phương pháp đặc biệt chẩn đoán rối loạn tự kỷ ở trẻ

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) trong 54 trẻ thì có một bé được chẩn đoán rối loạn tự kỷ. Những biểu hiện thường được thấy từ khi còn nhỏ, tuy nhiên một số bé không được chẩn đoán cho tới khi trưởng thành. Mức độ bác sĩ chẩn đoán sẽ phản ánh tình trạng của bé cần hỗ trợ, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng cho trẻ.

Những mức độ rối loạn tự kỷ ở trẻ

Việc đánh giá mức độ chính xác là chìa khoá để giúp các bác sĩ, chuyên gia làm việc và đưa ra sự chẩn đoán thích hợp. Hiện nay, có thể phân loại mức độ dựa theo nhiều tiêu chuẩn, nhưng trong bài viết này chúng tôi đề cập tới là theo DSM – 5, có 3 mức độ tự kỷ ở trẻ như sau:

Mức độ 1: Bé cần sự hỗ trợ

Bé đáp ứng ở với các tiêu chí ở mức 1 có thể phải đối mặt với các thách thức xã hội và cần sự hỗ trợ. Bé sẽ cảm thấy khó khăn khi:

  • Bắt đầu một cuộc nói chuyện và duy trì nó với người khác. 
  • Phản ứng như người khác mong đợi ở trẻ.
  • Duy trì sự quan tâm, chú ý tới họ.
  • Trẻ tuân theo các khuôn mẫu và hành vi quá cứng nhắc.
  • Không thoải mái với các tình huống bất ngờ hoặc những thay đổi.
  • Cần sự giúp đỡ về tổ chức, lập kế hoạch.

Kết quả chính là trẻ gặp khó khăn trong việc kết bạn, nhất là khi không có sự hỗ trợ hoặc kết nối phù hợp.

Mức độ 2: Bé cần sự hỗ trợ đáng kể

Với những trẻ đáp ứng tiêu chí mức 2 cần được hỗ trợ nhiều hơn so với mức 1, ngay cả khi có hỗ trợ bé cũng khó giao tiếp mạch lạc hay khó phản ứng theo cách thông thường. Biểu hiện như:

  • Bé chỉ nói những câu ngắn, nói về chủ đề cụ thể mà bé thích.
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu, sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ).

Mức độ 3: Trẻ cần sự hỗ trợ rất đáng kể

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở mức 3 cần được hỗ trợ nhiều nhất, bé cảm thấy khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Biểu hiện điển hình như:

  • Bé tránh, hạn chế tương tác với người khác.
  • Bé gặp khó khăn khi tham gia các trò chơi tưởng tượng với bạn bè, trong việc xây dựng và duy trì tình bạn.
  • Bé khó thể hiện sự quan tâm với bạn bè xung quanh.

Các mức độ đánh giá có ý nghĩa trong chẩn đoán rối loạn tự kỷ ở trẻ em 

Chẩn đoán trẻ tự kỷ bằng bảng đánh giá

Bảng kiểm tra M – CHAT là công cụ hiệu quả giúp chẩn đoán rối loạn tự kỷ ở trẻ em. Thông qua bảng câu hỏi, người đánh giá có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở trẻ, qua đó có hướng xử trí và điều trị phù hợp. Bảng đánh giá M – CHAT được sử dụng rộng rãi trên thế giới, được tổ chức Tự kỷ và Trung tâm phòng chống dịch bệnh khuyến nghị dành cho bé.

Đối tượng sử dụng bảng đánh giá M – CHAT 

Bảng đánh giá M – CHAT được sử dụng khi trẻ gặp các vấn đề đề hay xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Chậm nói, nói ít hay phát âm vô nghĩa (sau 2 tuổi).
  • Thói quen nhại lại lời người lớn, diễn đạt kém, nói ngược, nói ríu lời.
  • Ít đáp ứng khi được gọi tên, không chú ý, ít giao tiếp bằng mắt, cử chỉ…
  • Các hành vi định hình: Kiễng gót chân, quay vòng tròn, lắc lư người…

Nội dung của bảng đánh giá

Dưới đây là bảng đánh giá nguy cơ tự kỷ M – CHAT, bố mẹ có thể căn cứ theo các vấn đề này để đưa ra phỏng đoán về tự kỷ ở bé.

Bảng 1: Bảng đánh giá trẻ có mắc rối loạn phổ tự kỷ nhẹ 

Bảng 2: Đánh giá trẻ tự kỷ mức độ trung bình, nặng 

Hướng dẫn chấm điểm bảng đánh giá

Cách thức chấm điểm như sau:

  • Cộng 1 điểm: Nếu câu trả lời là “có” và không cộng điểm nếu câu trả lời là “không”.
  • Câu trả lời là không cho tất cả các câu, trừ câu 2,5,12: Cho thấy bé có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Nguy cơ mắc tự kỷ thấp: Từ 0 – 2 điểm, nên cho bé trả lời lại nếu bé chưa được 24 tháng tuổi, lần đánh giá tiếp theo sau khi bé đủ 2 tuổi.

Nguy cơ mắc tự kỷ trung bình: Từ 3 – 7 điểm, với thang điểm này có thể tiến hành hỏi bảng giai đoạn 2 để có thông tin sâu hơn. Cách đọc bảng giai đoạn 2 như sau:

  • Điểm tổng bằng hoặc lớn hơn 2: Kết quả dương tính và được chẩn đoán điều trị kịp thời.
  • Điểm tổng 0 – 1: Kết quả âm tính, cần theo dõi nguy cơ.
  • Tiến hành sàng lọc trong 3 – 6 tháng tới kể từ ngày làm bảng đánh giá.

Nguy cơ mắc tự kỷ cao: Từ 8 – 20 điểm và lưu ý các câu trả lời “có” ở câu 2,5,12.

Những lưu ý khi đánh giá trẻ tự kỷ bằng bảng

Bảng đánh giá M – CHAT cần kết hợp thăm khám lâm sàng để chẩn đoán tự kỷ, các kết quả của bài test có thể bị sai lệch so với thực tế do không đủ thông tin để trả lời các vấn đề được đề cập trong bảng. Nên thực hiện đánh giá sớm từ 18 – 24 tháng để không bỏ lỡ khoảng thời gian can thiệp và chẩn đoán rối loạn tự kỷ tốt nhất.

Dr milk sensitive – Dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ 

Hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ: Với sự kết hợp của DHA, omega 3 – 6, phosphatidylserine.Tham gia xây dựng màng tế bào thần kinh, tăng kết nối các tế bào thần kinh giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác.

Hỗ trợ giảm các hành vi: Với sự kết hợp của gaba, lactium, probiotic. Bổ sung các dưỡng chất này trực tiếp hay thông qua các chất hỗ trợ sẽ giúp làm dịu hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung và cải thiện vấn đề hành vi cho bé.

Dr milk sensitive dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ giúp bảo vệ tế bào thần kinh 

Duy nhất trên thị trường: Sự kết hợp của 3 hợp chất: MFGM, L – Carnitine, Choline hỗ trợ bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường sức khỏe thần kinh cho trẻ.

Trên đây là thông tin về chẩn đoán rối loạn tự kỷ ở trẻ và Dr milk sensitive – Dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ ASD, ADHD. Mẹ có thắc mắc cần tự vấn hoặc giải đáp liên hệ qua hotline: 0968.790.220 hoặc qua website: Drmilksensitive.com để được dược sĩ hỗ trợ và tư vấn. 

Dược Sỹ Đại Học

Duyên Phạm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.

X Image 1