Tổng hợp các dạng tự kỷ hiện nay

Số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ đang ngày càng tăng cao và gây nhiều ảnh hưởng tới bé, gia đình cũng như xã hội. Chứng rối loạn phát triển thần kinh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, kéo dài dai dẳng do vậy bố mẹ cần hiểu rõ các dạng tự kỷ phổ hiện nay để có thể đồng hành cùng bé.

Các dạng tự kỷ và những điều cha mẹ cần biết 

Dựa vào thời điểm xuất hiện triệu chứng bệnh

Tự kỷ được biết tới nhiều triệu chứng khác nhau với những mức độ từ nhẹ tới nặng. Ở mỗi trẻ sẽ có đặc điểm đặc trưng riêng biệt, do vậy ASD được chia thành các dạng tự kỷ khác nhau.

Tự kỷ (ASD) điển hình: Đây còn được gọi là tự kỷ bẩm sinh, tình trạng trẻ mắc ASD ngay từ rất sớm. Với các triệu chứng bệnh thường khởi phát trước năm 3 tuổi, bố mẹ cần để ý để xem bé có những biểu hiện của tự kỷ không. Từ đó có hướng can thiệp kịp thời, giúp quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao hơn.

Tự kỷ điển hình và không điển hình dựa vào thời điểm trẻ xuất hiện triệu chứng 

Tự kỷ (ASD) không điển hình: Nhiều bé tự kỷ vẫn có khả năng phát triển ổn định trong 30 tháng đầu đời, tuy nhiên sau năm 3 tuổi trẻ xuất hiện các biểu hiện của ASD sẽ được hình thành. Bé liên tục phải đối diện với nhiều sự suy giảm, thiếu hụt ngôn ngữ trong giao tiếp, hạn chế hành vi tích cực và tương tác xã hội.

Dựa vào chỉ số thông minh

Đa số những trẻ mắc ASD (Tự kỷ) đều có sự suy giảm về nhận thức, ảnh hưởng tới các chỉ số thông minh. Dựa vào các yếu tố này mà chuyên gia phân tự kỷ thành những loại sau:

Loại 1: Rối loạn Aspenger: Đây là một loại tự kỷ chức năng cao, trong đó khi trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ vẫn sở hữu được sự thông minh, có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên bé lại gặp phải vấn đề liên quan tới ngôn ngữ, giao tiếp xã hội thậm chí là không thể nói được. Mặc dù vậy trẻ vẫn có khả năng quan sát, phán đoán sự vật, sự việc nhưng bị hạn chế trong kỹ năng nói, bày tỏ suy nghĩ của mình.

Đồng thời bé mắc phải chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng có mức độ nhạy cảm hơn so với các bé bình thường. Trẻ thường hay cáu gắt, ương bướng thậm chí là chống đối, không nghe lời.

Loại 2: Rối loạn Rett: Với Rett ở trẻ khá nguy hiểm nhưng với tỷ lệ mắc loại này thấp, chủ yếu gặp ở những bé gái trong độ tuổi từ 6 – 14. Trẻ mắc phải hội chứng này sẽ phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới vận động, quá trình giao tiếp thực hiện hành vi, nhận thức sự việc…

Thường những bé mắc rối loạn Rett có kích thước não nhỏ với tốc độ tăng trưởng chậm, cơ thể phát triển không đồng đều. Phần lớn trẻ sẽ gặp khó khăn trong đi lại, cần có sự hỗ trợ từ xe lăn hay sự chăm sóc thường xuyên của bố mẹ và gia đình.

Trẻ tự kỷ mắc rối loạn Aspenger có chỉ số thông minh cao 

Loại 3: Rối loạn Heller: Trẻ mắc phải rối loạn này thường phát triển bình thường trong khoảng 3 năm đầu đời. Sau khoảng thời gian này các triệu chứng bắt đầu hình thành và được phát triển khi lớn lên. Những kỹ năng học được trước đó sẽ bị suy giảm và mất dần đi, những triệu chứng sẽ biểu hiện rõ khi trẻ càng lớn. Việc này gây cản trở đối với cuộc sống sinh hoạt của trẻ và người xung quanh.

Loại 4: Tự kỷ cổ điển: Các triệu chứng xuất hiện sớm từ trước năm 3 tuổi, những bé mắc tự kỷ loại này gặp nhiều khiếm khuyết về ngôn ngữ, khả năng tương tác cùng người xung quanh. Bé dường như không nói chuyện, không tương tác và xuất hiện các cử chỉ hành động rập khuôn. Tiên lượng về tự kỷ cổ điển thường không quá khả quan bởi những khó khăn đối với trẻ là quá lớn.

ASD (Tự kỷ) được biểu hiện theo nhiều dạng khác nhau, nhưng giữa các dạng đó vẫn có sự liên quan tới nhau về mặt khiếm khuyết ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi. Nhiều người hay nhầm giữa ASD và các rối loạn phát triển khác như: Chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, ADHD…

Để được chẩn đoán chính xác các dạng tự kỷ cha mẹ cần đưa bé tới khám cụ thể tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa. Từ đó áp dụng tốt các biện pháp can thiệp, hỗ trợ cho trẻ phù hợp. Đồng thời cũng cần tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn, bảo đảm trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn.

Bí quyết dành cho bố mẹ chăm sóc trẻ ASD 

Dr Milk Sensitive với bí kíp 2 trong 1 đồng hành cùng gia đình có trẻ mắc các dạng tự kỷ. Sữa uống tiện lợi giúp bố mẹ dễ dàng pha cho bé uống chỉ với 5 phút mà không cần tốn quá nhiều thời gian, mà vẫn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ mắc ASD.

Do trẻ tự kỷ nhạy cảm với ánh sáng, màu sắc, mùi, hiểu được đó Dr Milk Sensitive đã đem tới cho gia đình với sữa dưỡng cung cấp đủ chất cho trẻ mà lại dễ uống. Cứu cánh bố mẹ trong những ngày trẻ biếng ăn, không chịu dung nạp thức ăn.

Dr Milk Sensitive gửi tới bố mẹ danh sách tóm tắt các dạng tự kỷ hiện nay mà trẻ hay mắc. Nếu bố mẹ cần tư vấn thêm về sữa dưỡng Dr Milk Sensitive hỗ trợ cha mẹ trong quá trình đồng hành cùng em bé của mình hãy truy cập website: Drmilksensitive.com hoặc hotline: 0968.790.220 để được hỗ trợ kịp thời. 

Dược Sỹ Đại Học

Duyên Phạm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Hà Nội. Có nhiều năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực Dược phẩm, Sữa dinh dưỡng y học.

X Image 1